Làm sao để chúng ta có thể biết được hàng hóa nguồn gốc xuất xứ một cách chính xác nhất, dù cho các nhà cung cấp có đầy đủ giấy tờ?
Trong thời đại công nghiệp hóa đất nước, rất nhiều khu công nghiệp mở mới, phát triển mở rộng. Chính vì thế nhu cầu tìm mua thiết bị tự động hóa hay các mặt hàng công nghiệp là vô cùng lớn. Điều đó dẫn đến việc hàng hóa bị làm giả, làm kém chất lượng thay tem đổi mác rất nhiều. Do đó chúng ta cần sáng suốt trong việc lựa chọn nhà cung cấp cũng như nguồn hàng chính hãng và uy tín.
Nếu bạn nghi ngờ sản phẩm của mình không đạt tiêu chuẩn chất lượng, thì bạn nên thực hiện kiểm định hàng hóa ngay lập tức.
Mục lục chính
Mục đích của việc kiểm định hàng hóa
Kiểm định chất lượng hàng hóa với mục đích:
- Đảm bảo thiết bị công nghiệp là chính hãng
- Đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Chắc chắn rằng, khi tiến hành mua hàng hóa, bạn đã yêu cầu giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Việc kiểm định lại chỉ khi bạn thấy có vấn đề hoặc nghi ngờ chất lượng.
Khi tiến hành yêu cầu kiểm định lại hàng hóa, cần có bản hợp đồng quy định cụ thể về chất lượng và số lượng sản phẩm. Các điều khoản phải phù hợp với quy định của pháp luật và không ảnh hưởng xấu tới các bên.
Nhà nước đã có quy định về cơ chế kiểm định hàng hóa, nếu bạn không rành có thể tìm tới các đơn vị cung cấp dịch vụ kiểm định.
Các thiết bị công nghiệp sẽ có giấy kiểm định tùy theo loại sản phẩm. Nếu thiết bị công nghiệp đó có giá trị lớn, bạn có thể yêu cầu thực hiện kiểm định lại, để bạn có thể chắc chắn được chất lượng và nguồn gốc thiết bị công nghiệp.
Tuy nhiên, việc KĐCL hàng hóa sẽ rất mất thời gian, có thể ảnh hưởng tới quá trình sản xuất, vì vậy, các đơn vị chú ý khi lựa chọn đơn vị cung cấp thiết bị công nghiệp uy tín.
» Xem thêm bài viết: 5 lưu ý khi lựa chọn đơn vị cung cấp thiết bị công nghiệp.
Các điều khoản kiểm định hàng hóa có các nội dung chính sau:
Thời gian và địa điểm kiểm định
Trong suy nghĩ của nhiều người thì bên bán thường nắm đằng chuôi, nhưng lí do bên mua thường bị thiệt vì các điều khoản không được làm chặt chẽ. Thời gian, địa điểm kiểm định nhất định phải rõ ràng, tính toán trước rủi ro có thể xảy ra.
Riêng tại VCC, hàng hóa sau khi được giao cho khách hàng, nếu có vấn đề mà không xác định được nguyên nhân ở bước nào, VCC sẵn sàng đứng ra chịu trách nghiệm. Hàng sau khi được giao, khách hàng có quyền mang đi kiểm định hàng hóa. Nhưng để tiết kiệm thời gian, bên mua nên yêu cầu giấy chứng nhận chất lượng ngay từ lúc quyết định mua hàng.
Đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài, bên mua cần chú ý thời gian và địa điểm kiểm định hàng hóa. Thường thì khi hàng hóa đã được đóng gói và vận chuyển về tới cảng, lúc nhận hàng mới thấy có vấn đề. Vậy lúc đó tiến hành kiểm định luôn có được hay không? Hiệu quả kinh tế thế nào? Luật pháp của nước nhập khẩu quy định thế nào về việc kiểm định hàng hóa? Khách hàng nên chú ý những điều này.
Lựa chọn tổ chức kiểm định
Thêm 1 việc khá đau đầu nữa là lựa chọn tổ chức có thẩm quyền tiến hành kiểm định và ban hành giấy chứng nhận kiểm định. Đơn vị đó cần có đầy đủ năng lực, thẩm quyền, và tốt hơn cả là được nhiều doanh nghiệp sử dụng dịch vụ. Nhà nước cũng có riêng 1 đơn vị chứng nhận kiểm định, các bạn có thể tham khảo.
Giấy chứng nhận kiểm định
Giầy chứng nhận KĐHH là minh chứng cho hàng hóa có đạt tiêu chuẩn chất lượng hay không. Các bên cần quy định cụ thể giá trị hiệu lực của giấy chứng nhận kiểm định, liệu giấy chứng nhận kiểm định có giá trị chung thẩm hay có thể bị tái kiểm định bởi tổ chức kiểm định khác?
Với thiết bị công nghiệp của VCC xuất khẩu, những sản phẩm có giấy chứng nhận chất lượng đều là do bộ Bộ Công Thương Việt Nam ban hành.
Chi phí kiểm định
Điều này cần quy định rõ trong thỏa thuận của 2 bên. Thông thường, bên bán đã cung cấp giấy chứng nhận sản phẩm CQ thì bên mua nếu muốn làm lại sẽ tự bỏ chi phí ra.
Có 2 cách thức thường được áp dụng với vấn đề kiểm định chất lượng hàng hóa là:
- Kiểm định ở nước xuất khẩu:
Đây là một phương thức được bên xuất khẩu ưu tiên áp dụng vì có lợi cho họ. Theo phương thức này các bên có thể thỏa thuận: Hàng hóa sẽ được kiểm định và cấp giấy chứng nhận kiểm định trước khi hàng hóa được bốc xếp lên tàu tại cảng bốc xếp. Giấy chứng nhận kiểm định có hiệu lực chung thẩm. Bên mua không có quyền yêu cầu tái kiểm định.
- Kiểm định ở nước xuất khẩu, tái kiểm định ở nước nhập khẩu:
Đây là quy định cân bằng lợi ích của hai bên. Hàng hóa được kiểm định và cấp giấy chứng nhận trước khi được bốc xếp lên tàu tại cảng.
Giấy chứng nhận kiểm định được sử dụng làm căn cứ để tiến hành thủ tục thanh toán với ngân hàng. Sau khi hàng đến cảng đích, bên mua có quyền yêu cầu tái kiểm định và dùng chứng nhận kiểm định của tổ chức kiểm định ở cảng đích để làm căn cứ yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Nhìn chung việc kiểm định hàng hóa vừa là để giúp ta biết được chất lượng hàng hóa cũng là để tạo dựng lòng tin và giúp nhau làm việc lâu dài. Đảm bảo chất lượng hàng hóa và tạo ra giá trị bền vững lâu dài.