Panme là gì?

Panme (Micrometer) là một loại dụng cụ đo lường cơ khí chính xác sử dụng trong công nghiệp. Thước panme được sử dụng để đo các chi tiết hình trụ, hình ống, hình lỗ… với độ chính xác cao. Các phép đo bằng Micromet cho kết quả chính xác hơn nhiều so với thước cặp.

Khái niệm trên cũng chính là câu trả lời cho câu hỏi Panme dùng để làm gì?

Dụng cụ đo cơ khí là dụng cụ dùng để đo đạc, kiểm tra các thông số chế tạo nhằm đảm bảo độ tin cậy, an toàn khi sử dụng của các chi tiết và máy móc cơ khí. Các thống số cần kiểm tra như: Kích thước, khe hở, độ sâu, độ cao, tính đồng nhất của vật liệu chế tạo chi tiết cơ khí, khả năng dẫn điện, khả năng chịu lực nén, kéo, xoắn, đo chân không, đo áp suất, đo nhiệt độ…

Lịch sử ra đời của Panme

Panme đầu tiên được phát minh bởi William Gascoigne – một nhà thiên văn học người Anh – vào thế kỷ 17, khoảng những năm 1638. Nó được coi là một sản phẩm cải tiến của thước cặp (Vernier Calipers). với ứng dụng để đo khoảng cách giữa các ngôi sao và kích thước tương đối của các biến thể.

Đầu thế kỷ 19, Henry Maudslay – một nhà phát minh máy móc công nghiệp người Anh đã chế tạo ra panme hiện đại để bàn đầu tiên. Các nhân viên của ông đặt biệt danh vui là “Lord Chancellor” vì nó là công cụ đánh giá cuối cùng về độ chính xác của các sản phẩm trong công ty.

Lịch sử ra đời của Panme
Lịch sử ra đời của Panme

Năm 1844, tiêu chuẩn đo lường Whitworth bằng Panme được công bố rộng rãi tại Anh. 

Ngày nay thước panme được cải tiến nhiều như panme điện tử. Nó được xem là đại diện cao cấp nhất cho sự chính xác của các phép đo.

Cấu tạo của Thước đo Panme

Cấu tạo của thước đo panme
Cấu tạo của thước đo panme

Cấu tạo cơ bản của Panme bao gồm các phần:

  • Mỏ đo: phần cố định và phần di chuyển
  • Tay cầm: dễ dàng thao tác tay cố định thước đo
  • Vít hãm: sau khi đã điều chỉnh mỏ đo vừa vặn với vật cần đo, sử dụng vít hãm để cố định phần di chuyển của mỏ đo. 
  • Thân thước chính và thân thước phụ: hiển thị kết quả đo.
  • Núm vặn: điều chỉnh phần mỏ đo di động.

Các loại Panme – thước đo điện tử

Panme là gì? Micrometer cơ khí
Panme là gì? Micrometer cơ khí

Phân loại Panme theo công dụng

  • Panme đo ngoài (Outsite Micrometer). Panme đo ngoài thường được dùng để đo các vật hình cầu, đo dây hoặc đo các vật dạng trụ, dạng khối
Panme đo ngoài
Panme đo ngoài
  • Pname đo trong (Insite Micrometer). Thông thường, loại panme này thường được dùng để đo đường kính của các lỗ.
Panme đo trong Insite Micrometer
Panme đo trong (Insite Micrometer). Cấu tạo panme đo trong
  • Panme đo chiều sâu (Depth Micrometer). Loại thước này thường được dùng để đo kích thước độ sâu các đường rãnh hay các gối trục.
Panme đo chiều sâu Depth Micrometer
Panme đo chiều sâu Depth Micrometer

Phân loại theo cách hiển thị kết quả đo

– Panme cơ khí: Loại thước này cho kết quả đo được biểu thị bằng các vạch và số trên thước đo. Đòi hỏi người dùng phải biết cách đọc mới có thể xem được kết quả
Panme đo trong Insite Micrometer
Panme cơ khí đo trong

Panme điện tử hay còn gọi là panme kỹ thuật số. Kết quả hiển thị phép đo trên màn hình điện tử. Việc sử dụng thước rất dễ dàng và cho kết quả một cách nhanh chóng, chính xác.

Panme điện tử
Panme điện tử
Panme đồng hồ: Khác với 2 loại trên, panme đồng hồ được tích hợp mặt đồng hồ chỉ thị kim để đọc kết quả đo. Tương tự, dòng sản phẩm này cũng yêu cầu khả năng đọc thông số, nhưng khó đọc hơn panme điện tử. Bù lại, ưu điểm của nó là phạm vi đo rộng, độ chính xác tương đối cao, dễ dùng lại có giá thành mềm mỏng, vừa túi tiền hơn.
Panme đồng hồ
Panme đồng hồ

Cách sử dụng thước cặp panme

Mỗi loại panme sẽ có cách sử dụng khác nhau, chưa kể mỗi hãng lại có ý tưởng thiết kế khác nhau. Phần dưới đây là hướng dẫn cách sử dụng thước đo panme chung:

Bước 1: Kiểm tra độ chính xác của thước đo panme

– Kiểm tra bề mặt ngoài: Kiểm tra xem panme với bị mòn hay sứt mẻ, nếu đầu đo bị mòn hay sứt mẻ thì kết quả đo sẽ không chuẩn xác.

– Vệ sinh bề mặt đo để tránh trường hợp bị bụi bặm bám vào.

– Kiểm tra điểm 0: Trước lúc đo phải kiểm tra điểm 0. Nếu điểm 0 bị lệch sẽ không cho kết quả đo chuẩn xác.

  • Đối với panme từ 0-25mm ta cho xúc tiếp trực tiếp 2 bề mặt đo. Kiểm tra điểm 0.
  • Đối với panme từ 25-50,… thì ta sử dụng block gauge tương ứng để kiểm tra điểm 0.

Bước 2: Thực hiện phép đo

– Kiểm tra lại lần nữa xem Panme có thực sự chuẩn xác hay không.

– Nới lỏng vít kẹp, vặn nút vặn để đầu đo di động mở rộng. Sao cho khoảng cách giữa 2 đầu đo lớn hơn chi tiết cần đo.

– Áp đầu đo cố định sát vào mặt chuẩn cạnh cần đo. Vặn nút vặn để đầu đo di động di chuyển sát vào mặt còn lại của chi tiết cần đo. (Đảm bảo sự tiếp xúc của đầu đo sao cho vuông góc với kích thước cần đo. Nếu đo đường kính thì đầu đo phải nằm trên đương kính khía cạnh).

– Phải giữ cho đường tâm của 2 mỏ đo trùng với tâm hoặc điểm cần đo trên vật.

– Trường hợp phải lấy Panme ra khỏi vị trí đo thì vặn vít hãm để giữ chặt đầu đo động trước lúc lấy Panme ra khỏi vật đo.

– Lúc đo dựa vào mép thước động ta đọc được số “mm” và nửa “mm” của kích thước ở trên thước chính.

– Dựa vào vạch chuẩn trên thước chính ta đọc được phần trăm “mm” trên thước phụ (giá trị mỗi vạch là 0.01 mm)

LƯU Ý : CÁCH ĐIỀU CHỈNH ĐIỂM 0

Điểm 0 này rất quan trọng, nó quyết định độ chuẩn xác lúc đo. Nếu trong trường hợp điểm 0 bị lệch ta tiến hành điều chỉnh điểm 0 như sau:

–  Sử dụng chốt khóa để cố định spin doll.

–  Sử dụng dụng cụ xoay để xoay giá trị bị lệch.

–  Kiểm tra xem điểm 0 đã ăn khớp hay chưa, nếu nó vẫn bị lệch thì tiến hành thực hiện lại từ đầu.

Ứng dụng của Panme

Panme dùng để đo các chi tiết hình trụ, hình ống, hình lỗ cụ thể như:

  • Đo piton,
  • Đo kích thước trục khuỷu, phanh dĩa,…
  • Đo kích thước xi-lanh
  • Đo độ sâu lỗ khoan,…

– Có thể đo đối tượng có kích thước rất nhỏ với độ chính xác cao.

– Khi đo, vật sẽ không bị tác dụng lực như khi dùng thước cặp.

– Sử dụng khi cần đo vật có độ chính xác cao.

thước đo điện tử , thước panme, Panme điện tử, Cách đọc thước panme, cấu tạo của panme, cách đọc chỉ số panme, cách sử dụng panme đo trong

5/5 - (1 bình chọn)