Trong cuộc sống công nghệ thông tin hiện đại, việc tìm hiểu và nắm bắt các thông tin rất dễ dàng. Tụ bù 1 pha là 1 khái niệm thuộc chuyên ngành điện, trước đây chỉ được sử dụng trong các nhà máy sản xuất, do các kỹ thuật viên sử dụng. Hiện nay, nhiều gia đình đã biết tới và sử dụng rộng rãi trong lưới điện dân dụng. Tuy vậy không phải ai cũng biết cách lắp tụ bù 1 pha để phát huy tối đa lợi ích mà tụ bù mang lại. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách lắp đặt tụ bù đơn giản và chi tiết cho bạn.

Tụ bù 1 pha là gì?

Để biết cách lắp tụ bù 1 pha, không thể không biết tụ bù 1 pha là gì.

Giống như các loại tụ khác, tụ bù 1 pha là 1 linh kiện điện được lắp đặt trong tủ điện, có cấu tạo gồm vỏ thường được làm bằng kim loại hoặc keo nhựa, trên đầu gắn 2 bản cực. Hai bản cực thường được làm bằng nhôm, được nối kín vào bên trong và cách nhau bởi lớp giấy cách điện được cuốn ở giữa.

Mục đích và tính năng của tụ bù 1 pha

Mục đích của tụ bù 1 pha vẫn là để tích và phóng điện khi cần. Ngoài ra, tụ bù hay còn gọi là tụ bù hạ thế còn có ưu điểm sau:

Tính năng của tụ bù hạ thế 1 pha

Tụ bù giúp người sử dụng nguồn điện tiết kiệm được 1 khoản thanh toán và tránh bị phạt tiền bởi công ty điện lực.

  • Giảm hao phí điện năng trong quá trình truyền tải điện. 
  • Tiết kiệm năng lượng điện bằng việc giảm sức nóng do điện chuyển hóa thành nhiệt.
  • Nâng cao hệ số công suất theo quy định của công ty điện lực.
  • Kéo dài tuổi thọ cho các thiết bị điện nhờ giữ nguồn điện được ổn định.
  • Đảm bảo an toàn cho hệ thống điện trong quá trình sử dụng, an toàn cho người dùng.
  • Tự động ngắt khi xảy ra hiện tượng tăng áp
  • Đảm bảo độ chính xác và không bị sai về chỉ số điện kế là tuyệt đối.
  • Tự phục hồi cách điện
  • Tích hợp điện trở xả.

Nguyên lí hoạt động của tụ bù 1 pha là gì

Hầu hết mọi người đều biết, điện năng trong quá trình truyền tải luôn có 1 phần trở thành công suất hao phí. (Còn được gọi là công suất phản kháng). Lắp đặt tụ bù sẽ giảm thiểu và triệt tiêu phần công suất hao phí, đồng thời nâng cao hệ số công suất phản kháng. 

Nguyên lý hoạt động của tụ bù 1 pha là bổ sung công suất phản kháng còn thiếu trong nguồn điện, tăng công suất công suất có ích. Từ đó giảm độ nóng của đường dây điện nhờ giảm cống suất truyền.

Cách đấu tụ bù 1 pha đơn giản

Việc đấu tụ bù 1 pha 220v vào hệ thống lưới điện dân dụng nhằm tăng chất lượng điện của hộ gia đình, cũng như các động cơ khởi động.

Cách thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần đấu trực tiếp hai cực của tụ với lưới 220V hai dây.

Đấu nối tụ bù 1 pha cho động cơ
Đấu nối tụ bù 1 pha cho động cơ

Lắp đặt tụ bù không khó, tuy nhiên, nếu không am hiểu kỹ thuật, bạn nên chú ý những điều dưới đây:

Kiểm tra trước khi đấu tụ bù 1 pha

Đấu nối tụ bù đúng cách là sử dụng đúng loại tụ bù, phù hợp với quy mô, loại hình thiết bị dựa trên điều kiện thực tế. Có như vậy mới đảm bảo tụ bù phát huy hết công dụng như phía trên VCC Trading đã nêu.

  • Kiểm tra khoảng cách an toàn giữa các thành phần điện với nhau. Đừng quên kiểm tra pha nối đất an toàn nhé.
  • Nếu sử dụng tụ điện cũ, hãy vệ sinh sạch sẽ
  • Nếu tủ điện đang hoạt động bình thường, hãy chắc chắn sự an toàn khi kiểm tra tủ bù.

Kiểm tra tụ bù 1 pha 220v

  • Tụ bù lắp đặt cần phù hợp với dòng điện định mức. Hãy kiểm tra dòng điện, nếu thấy bằng dòng định mức ghi trên nhãn thì đó là tụ tốt.
  • Kiểm tra thông số cài đặt của rơ le theo yêu cầu vận hành.
  • Chuyển rơ le sang chế độ vận hành bằng tay (Manual) và tiến hành kiểm tra đóng cắt các công tắc tơ. Nếu đèn báo trên rơ le và tụ tương ứng thì đó là tụ tốt.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là sau một thời gian vận hành, khả năng hoạt động của tụ sẽ bị giảm nên dòng điện sẽ nhỏ hơn.

Những tham số quan trọng PFR cần lưu ý:

  • Hệ số công suất: từ 0,92 – 0,95.
  • Độ nhạy: thiết lập tốc độ đóng cắt, độ nhạy càng lớn tốc độ đóng càng chậm và ngược lại. Độ nhạy = 60s/ bước.
  • Thời gian đóng lặp lại: là khoảng thời gian an toàn để ngăn tụ cùng một cấp khi chúng chưa xả điện hoàn toàn (thường được đặt lớn hơn thời gian xả của tụ lớn nhất đang được sử dụng).
  • Cấp định mức: bước tụ nhỏ nhất đang sử dụng.
  • Độ méo dạng tổng: do sóng hài quyết định.

Một số lỗi thường gặp khi đấu nối tụ bù 1 pha

– Tụ bù không tự động bù điện. Nếu bạn đang sử dụng Rơ le Rego (Ducati) mà xảy ra lỗi trên, hãy kiểm tra và cài đặt lại thông số vận hành cho phù hợp. Rơ le này thường bị lỗi reset về giá trị mặc định của nhà sản xuất, nên phải cài đặt lại.

– Lỗi không đo được giá trị Cos phi. Khả năng cao là do bạn đấu nối không đúng tín hiệu của dòng điện hoặc điện áp cấp cho relay. Khắc phục lỗi bằng cách đấu lại cho đúng sơ đồ của relay và thử tải lại. Điều này cũng khắc phục được lỗi không đóng mở của relay. 

– Khi dòng điện xảy ra hiện tượng quá áp, rơ le sẽ phát tín hiệu ngắt contactor để bảo vệ tụ bù. Hệ thống tụ bù sẽ ngừng hoạt động. Cũng có trường hợp relay tự động reset giá trị cài đặt về mặc định khiến tụ bù hoạt động không như mong muốn. Khắc phục trường hợp này bạn có thể giảm nấc phân áp MBA.

– Khi tụ bị nổ, dẫn đến hư các công tắc tơ. Lúc này, khi thay tụ, bạn cần kiểm tra tiếp điểm của công tắc tơ.

– Khi dòng điện đi qua rơ le nhỏ sẽ dẫn đến tình huống rơ le không nhận biết để thực hiện chức năng điều khiển. Trường hợp này xảy ra khi biến dòng có tỉ số quá lớn hoặc sai số của góc biến dòng lớn. Để khắc phục, bạn thay biến dòng có tỉ số biến phù hợp tải, đồng thời, sai số phải đạt tiêu chuẩn của kỹ thuật đo lường.

Công thức tính bộ tụ bù 1 pha và chọn tủ tụ bù

Công thức tính bộ tụ bù khá đơn giản. Bạn chỉ cần biết công suất P cùng hệ số công suất Cos φ của tải.
  • Công suất của tải: P
  • Hệ số công suất tải trước khi bù là Cos φ1→ tg φ1
  • Hệ số công suất sau khi bù Cosφ2 → tg φ2
  • Công suất phản kháng cần bù: Qb = P (tgφ1 – tgφ2)
Dựa vào tính toán công suất cần bù, bạn chọn loại tụ bù theo catalog của nhà sản xuất và phù hợp cần sử dụng.

Ứng dụng của tụ bù 1 pha trong thực tế

Tụ bù được ứng dụng phổ biến trong cả doanh nghiệp sản xuất cũng như các hộ gia đình. Ví dụ như:

  • Nhà máy gia công cơ khí chính xác
  • Nhà máy sản xuất ô tô, xe máy, linh kiện điện tử…
  • Đầm nuôi tôm
  • Trang trại

Lưu ý khi lắp tụ bù 1 pha hạ thế

Đối với các cơ sở sản xuất lớn: Do có tổng công suất thiết bị lớn, thường có trạm biến áp, cần biện pháp lọc sóng nhằm bảo vệ tụ bù nên khi lắp đặt tụ bù cần chú ý dùng hệ thống tụ bù tự động chia nhiều cấp, có thể lắp đặt cuộn kháng lọc sóng hài để bảo vệ tụ bù, hạn chế cháy nổ.

Đối với các cơ sở sản xuất trung bình: Với đặc điểm tổng công suất khoảng vài trăm kW, không cần lọc sóng hài, công suất phản kháng tới vài trăm kVAr, không thể dùng phương pháp bù tĩnh mà cần chia ra nhiều cấp tụ bù: cách bù thủ công và bù tự động.

Đối với các cơ sở sản xuất nhỏ: Tổng công suất khoảng vài chục kW, không cần lọc sóng hài, có công suất phản kháng tương đối thấp thì chỉ cần dùng phương pháp bù tĩnh đối với các nhu cầu cần bù công suất phản kháng thấp, tiết kiệm.

Lời kết

Trên đây là một số thông tin cơ bản về cách lắp tụ bù 1 pha, hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu thêm về tụ bù 1 pha và các thao tác khi lắp đặt nhé! Nếu bạn đnag có nhu cầu mua tụ bù 1 pha cho hệ thống điện của mình, háy đến với Công ty cổ phần 2DE Việt Nam để được tư vấn và sở hữu sản phẩm chất lượng với giá ưu đãi nhất.

Thực tế Tụ Bù Công suất lớn này lắp song song với Tụ làm lêch pha tạo Momen quay chạy động cơ 1 pha.

Vậy khi lắp Tụ bù này vào có tăng dòng quá lớn qua cuộn dây Khởi động của động cơ gây cháy cuộn dây khởi động không?. Nếu chọn lắp tụ nhỏ phù hợp với dòng điên định mức của động cơ liệu có cải thiện được hệ số cos phi không?

Động cơ Công suất 200w nên chọn tụ bù
Động cơ 1kW nên chọn loại tụ bù 
5/5 - (1 bình chọn)