Hướng dẫn cài đặt biến tần Mitsubishi A700 cụ thể và chi tiết. Giải thích các thông số và hướng dẫn thay đổi các thông số để điều khiển tốc độ biến tần. Ví dụ cụ thể về sơ đồ đấu dây.
Nếu bạn đã biết cách cài đặt biến tần D700 thì model A700 cũng dễ dàng thực hiện. A700 có nhiều chức năng mở rộng hơn.
Mục lục chính
Giới thiệu về dòng biến tần A700
Biến tần A700 là dòng biến tần đa năng chuyên dùng cho các ứng dụng tải trung bình và tải nhẹ công suất nhỏ dưới 15kW. Bằng phương pháp điều khiển vector từ thông giúp nâng cao hiệu suất thiết bị.
Biến tần hoạt động tin cậy hơn, tuổi thọ thiết bị cao hơn, chức năng tự chuẩn đoán lỗi và thông báo thời gian bảo trì. Tương thích nhiều phương thức truyền thông, tùy chọn bộ đo tiếng ồn và tích hợp bộ lọc sóng hài. Đặc biệt nó mang lại hiệu suất cao, nhỏ gọn, dễ sử dụng, độ tin cậy cao và thân thiện với môi trường.
Ứng dụng của Inverter Mitsubishi A700
Phù hợp cho hệ thống có tốc độ thay đổi như bơm, quạt, điều hòa, máy đóng gói, máy ép,… Hay các ứng dụng có tính chất điều khiển moment như máy in, máy cuộn, băng tải, thang máy…
Các thông số biến tần Mitsubishi A700 khá giống với biến tần D700, nhưng ở biến tần A700 có nhiều chức năng mở rộng hơn.
Tương đương với biến tần Fuji Electric như Biến tần Fuji Frenic-Eco.
Thông số kỹ thuật
– Công suất từ 0.4 – 90kW đối với loại 220V và công suất lên đến 500kW đối với loại 400V
– Terminal đấu dây dạng lò xo, nâng cao độ tin cậy và dễ dàng đấu nối.
– Phản ứng nhanh với việc thay đổi tải đột ngột.
– Các kênh ngõ vào
+ 10 ngõ vào số
+ 1 ngõ vào tương tự dạng dòng điện, điện áp hay PTC
+ 1 ngõ và dạng xung
– Các kênh ngõ ra
+ 6 ngõ ra số
+ 1 ngõ ra dạng xung
+ 1 kênh ngõ ra dạng tương tự
Sơ đồ đấu dây biến tần E700
Để cài đặt thông số biến tần cần cấp nguồn và kết nối động cơ với biến tần.
+ Điện áp ngõ vào kết nối với các chân R, S, T
+ Động cơ kết nối với các chân U, V, W
+ Điện áp nguồn cấp vào các chân R, S, T của biến tần. Lưu ý cần phân biệt loại điện áp ngõ vào của biến tần là 1 pha hay 3 pha, loại 200V hay 400V để tránh gây hư hỏng.
Hướng dẫn cài đặt thông số biến tần Mitsubishi E700
Để cài đặt thông số biến tần A700 cần chuyển về chế độ PU (đèn PU trên màn hình sẽ sáng) bằng cách cài P.79 = 1.
Quy trình thay đổi thông số của biến tần A700:
Thông số cơ bản của biến tần A700 Mitsubishi Electric
Thông số |
Giá trị mặc định |
Giải thích chức năng |
P.1 |
120 hoặc 60 Hz |
Tần số lớn nhất Cài đặt giới hạn trên của tần số ngõ ra: 0 – 120Hz |
P.2 |
0 Hz |
Tần số nhỏ nhất Cài giới hạn dưới của tần số ngõ ra: 0 – 120Hz |
P.3 |
60 Hz |
Tần số cơ bản Ứng với tần số hoạt động định mức của động cơ |
P.4 |
60 Hz |
Cấp tốc độ 1 (Cao) Cài đặt tần số khi chân RH đóng. |
P.5 |
30 Hz |
Cấp tốc độ 2 (Trung bình) Cài đặt tần số khi chân RM đóng |
P.6 |
10 Hz |
Cấp tốc độ 3 (Thấp) Cài đặt tần số khi chân RL đóng |
P.7 |
5 hoặc 15s |
Thời gian tăng tốc Thời gian động cơ khởi động từ 0 đến tần số đặt. |
P.8 |
5 hoặc 15s |
Thời gian giảm tốc Thời gian động cơ khởi động từ tần số chạy về 0Hz |
P.9 |
Tùy công suất |
Biến tần sẽ thực hiện chức năng bảo vệ quá tải với dòng điện này |
P.15 |
5 Hz |
Tần số nhấp thử máy (Jog) |
P.16 |
0,5s |
Thời gian tăng tốc và giảm tốc trong chế độ nhấp thử (Jog) |
P.24-P.27 |
X |
Cài đặt tần số cho các cấp tốc độ 4, 5, 6, 7 |
P.72 |
1 kHz |
Lựa chọn tần số sóng mang (PWM), Lưu ý: nếu tần số nhỏ có thể gây tiếng ồn |
P.250 |
9999 |
Lựa chọn dừng + Nếu từ 0 – 100 thì động cơ dừng tự do. STF để chạy thuận, STR chạy nghịch. + Nếu từ 1000 – 1100 thì động cơ dừng tự do. STF dừng để chạy/dừng và STR dùng để điều khiển chiều thuận/nghịch. + Nếu cài là 8888 thì động cơ giảm tốc theo thời gian đặt trước, STF là chân chạy, STR là chân chiều + Nếu cài là 9999: thì động cơ giảm tốc có điều khiển. Chân STF là chạy thuận, STR là chân chạy nghịch. |
Bảng thông số cơ bản của biến tần A700
Thông số cho các chân ngõ vào
Thông số |
Giá trị mặc định |
Giải thích chức năng |
P.73 |
1 |
Chọn loại ngõ vào tại chân 2 + Công tắc 2 ở trạng thái OFF 0: Điện áp vào 0 – 10V 1: Điện áp vào 0 – 5V + Công tắc 2 ở trạng thái ON 6: Dòng điện vào 0 – 20mA |
P.267 |
0 |
Chọn loại ngõ vào tại chân 4 + Công tắc 1 ở trạng thái ON 0: Ngỏ vào dạng dòng điện 0 – 20 mA + Công tắc 1 ở trạng thái OFF 1: Ngõ vào dạng điện áp 0 – 5V 2: Ngõ vào dạng điện áp 0 – 10V |
Bảng chọn loại ngõ vào tương đương
Cài đặt các chân ngõ vào và ngõ ra số
Thông số |
Chân |
Giá trị mặc định |
Giải thích chức năng |
Lựa chọn chức năng chân ngõ vào |
|||
P.178 |
STF |
60 |
Chọn chức năng cho chân STF là chạy thuận |
P.179 |
STR |
61 |
Chọn chức năng cho chân STF là chạy ngược |
P.180 |
RL |
0 |
Chân RL để chạy cấp tốc độ 1 |
P.181 |
RM |
1 |
Chân RM để chạy cấp tốc độ 2 |
P.182 |
RH |
2 |
Chân RH để chạy cấp tốc độ 3 |
P.183 |
RT |
|
Chân dùng để chuyển đổi giữa các nhóm chức năng |
P.184 |
AU |
|
Chân để chọn loại ngõ vào cho Terminal 4 |
P.185 |
Jog |
5 |
Chân dùng để thực hiện chế độ nhấp thử máy |
P.186 |
CS |
6 |
Chân dùng để bật/tắt chức năng tự khởi động lại sao khi mất nguồn. |
P.188 |
STOP |
25 |
Chân dừng biến tần trong chế độ khởi động tự giữ (3 dây) |
P.189 |
RES |
62 |
Chân Reset biến tần |
P.190 |
RUN |
0 |
Chọn chức năng cho các chân ngỏ ra 0: Ngõ ra kích hoạt khi biến tần chạy. 1: Kích hoạt chân ngõ ra khi tần số đạt đến mức đặt trước 3: Kích hoạt ngõ ra khi bị quá tải 99: Chức năng báo biến tần đang bị lỗi. |
P.191 |
SU |
1 |
|
P.193 |
OL |
3 |
|
P.195 |
ABC1 |
99 |
Bảng thay đổi chức năng các chân ngõ ra số
Và còn rất nhiều chức năng khác có thể lựa chọn vui lòng xem Manual inverter Mitsubishi A700 trang 239.
Cài đặt thông số của động cơ
Thông số |
Giá trị mặc định |
Giải thích chức năng |
P.71 |
0 |
Chọn chuẩn động cơ sử dụng 0: Động cơ hiệu suất cao chuẩn của hãng Mitsubishi 3: Động cơ thuộc hãng khác, nếu cần biết thông số có thể dò tự động bằng chức năng Auto Tuning. |
P.80 |
X |
Công suất động cơ được sử dụng |
P.81 |
X |
Số cặp cực của motor |
P.82 |
X |
Dòng điện kích từ (A) |
P.83 |
200 hoặc 400V |
Điện áp hoạt động của motor, giá trị mặc định phụ thuộc vào mức điện áp 200/400V |
P.84 |
60 Hz |
Tần số định mức của motor. |
Bảng cài đặt các thông số động cơ
Cài đặt các thông số bảo vệ
Hai thông số cần lưu ý là bảo vệ mất pha ngõ vào và mất pha ở ngõ ra:
+ Chức năng bảo vệ mất pha ở ngõ ra biến tần:
P.250 = 0 biến tần không sử dụng chức năng này
P.250 = 1 biến tần có bảo vệ mất pha ngõ ra
+ Chức năng bảo vệ mất pha ngõ vào của biến tần
P.872 = 0 biến tần tắt chức năng bảo vệ này
P.827 = 1 bật chức năng theo dõi các pha ngõ vào và sẽ báo lỗi khi bị mất 1 pha ngõ vào.
Một số ví dụ về cài đặt và đấu dây biến tần
Video hướng dẫn cài đặt và đấu biến tần A700 Mitsubishi Electric
Cài đặt biến tần F700 cũng tương tự với biến tần A700.
1. Điều khiển bằng công tắc, biến trở ngoài
+ Cài đặt biến tần Mitsubishi A700 chạy công tắc biến trở ngoài, ta cần thay đổi thông số P.79 từ 0 thành giá trị 2 để cố định chế độ điều khiển bằng lệnh ngoài.
P.79 = 2 cố định chế độ điều khiển bằng công tắc, biến trở ngoài
P.7 = 5s cài thời gian tăng tốc phù hợp cho biến tần
P.8 = 5s cài thời gian giảm tốc phù hợp cho biến tần
P.73 = 1 chọn loại điện áp ngõ vào là điện áp: 0 – 5V, chỉnh tốc độ bằng biến trở.
+ Sơ đồ đấu dây và thông số cài đặt biến tần A700:
Ở đây hai công tắc chạy thuận nghịch kết nối với hai chân STF và STR, chân còn lại của hai công tắc nối với SD.
2. Điều khiển bằng nút nhấn ngoài, biến trở
+ Để điều khiển bằng nút nhấn Chạy Thuận, Chạy Nghịch và Stop riêng biệt, thì ta cài thông số P.250 = 9999 và P.79 = 2.
P.250 = 9999 Chọn chế độ điều khiển 3 dây (3-wire).
P.79 = 2 Chọn chế độ điều khiển bằng thiết bị ngoại vi như công, tắc, nút nhấn.
+ Sơ đồ đấu dây điều khiển biến tần A700 bằng nút nhấn như hình dưới:
Ở đây ta có 2 nút nhấn thường mở chạy thuận, nghịch nối với chân STF, STR của biến tần, 1 nút nhấn thường đóng STR nối với chân PC. Và chân còn lại của các nút nhấn nối với chân STOP của biến tần.
Một số lưu ý khi cài đặt biến tần A700 Misubishi Electric
– Phải lắp đặt biến tần trước khi đấu dây. Nếu không thực sự am hiểu và đọc hết hướng dẫn khi đấu nối, cài đặt biến tần thì không nên tiến hành.
– Không được lắp đặt tụ hiệu chỉnh hệ số công suất, bộ triệt tiêu xung điện hoặc bộ lọc EMC (tụ điện) ở phía đầu ra của biến tần. Điều này sẽ làm cho
biến tần bị ngắt mạch hay tụ điện và bộ triệt tiêu xung điện bị hỏng. Nếu đã kết nối bất kỳ thiết bị nào nêu trên, cần phải tháo gỡ ngay các thiết bị này ra.
– Trước khi đấu dây, cần đảm bảo đầu nối của bộ lọc EMC đang ở trạng thái TẮT. Để chắc chắn, phải kiểm tra chỉ báo đèn LED của panen vận hành. Bất kỳ ai tham gia đấu dây, kiểm tra hoặc thay thế đầu nối BẬT/TẮT của bộ lọc EMC sẽ phải chờ tối thiểu 10 phút sau khi nguồn cấp điện đã được TẮT và kiểm tra để đảm bảo không còn điện áp dư bằng cách sử dụng bút thử điện hoặc dụng cụ tương tự. Tụ điện tích điện áp cao trong một khoảng thời gian sau khi đã TẮT nguồn, và nó rất nguy hiểm.
– Biến tần này phải được nối đất (tiếp địa). Nối đất (tiếp địa) phải tuân thủ các yêu cầu của các quy tắc về an toàn quốc gia và địa phương quy phạm về điện. Phải sử dụng nguồn cấp điện nối đất (tiếp địa) điểm trung tính cho biến tần cấp 400V phù hợp với tiêu chuẩn EN.
– Chức năng rơ le nhiệt không đảm bảo bảo vệ motor khỏi bị quá nhiệt. Nên lắp đặt cả điện trở nhiệt bên ngoài và điện trở nhiệt PTC để bảo vệ quá
nhiệt.
– Không được sử dụng công tắc tơ điện từ phía đầu vào của biến tần để khởi động/dừng biến tần thường xuyên. Nếu không tuổi thọ của biến tần sẽ giảm xuống.
– Phải giảm thiểu ảnh hưởng của sự nhiễu động điện từ bằng cách sử dụng một bộ lọc nhiễu hoặc phương tiện khác. Nếu không các thiết bị điện lân cận có thể bị ảnh hưởng.
– Phải áp dụng các biện pháp phù hợp để triệt tiêu sóng hài. Nếu không các sóng hài của nguồn cấp điện từ biến tần có thể đốt nóng/ làm hư hỏng tụ hiệu chỉnh hệ số công suất và máy phát điện.